Mô tả
Cây lộc vừng là một trong số những cây cảnh được săn đón nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay do ý nghĩa phong thủy tốt lành và là nguyên liệu bonsai, cây thế đẹp.
Đặc điểm nhận biết:
Lộc vừng là cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao khoảng 15 – 20m, đường kính 40 – 50cm. Thân cây nhỏ có màu xanh, thân già sần sùi màu nâu xám hay màu xám, nứt dọc hay bong mảng kiểu hình chữ nhật, thịt vỏ đỏ hồng, nhiều xơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Cây có cành nhánh nhiều, tán lá rộng.
Cây lộc vừng có lá đơn, mọc cách. Lá có màu xanh mướt thuôn tròn hoặc dài và hơi to, có hình bầu dục, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, thót dần về phía cuống. Khi già, bề mặt lá nhẵn, mép có răng cưa nhẹ mềm mại, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới, gân bên nổi rõ, cuống ngắn, khi rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm.
Lộc vừng có hoa mọc thành chùm dài 6 – 10cm ở đầu cành, chùm hoa rủ xuống đất màu trắng hoặc đỏ tùy loại. Hoa nhỏ, màu đỏ khi nở tỏa hương thoang thoảng cùng với hình dáng uyển chuyển, mềm mại quyến rũ làm cho cây lộc vừng trở nên nổi bật hơn. Hoa lộc vừng nở rộ vào tháng 3. Sau khi tàn thì để lại những quả hình cầu màu vàng nâu, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng. Hạt không nhiều, chìm trong thịt.
Hoa lộc vừng nở mang lại niềm tin về tài lộc, may mắn.
Cách trồng và chăm sóc:
Cây lộc vừng ưa sáng, chịu được hạn và úng tốt. Cây có khả năng chịu lửa, sức nảy chồi khỏe, tái sinh hạt và chồi đều tốt. Đây cũng là loại cây rất dễ chăm sóc.
Nên trồng hoặc đặt chậu cây lộc vừng ở nơi có nhiều ánh sáng. Có thể trồng cây ven nguồn nước như sông, hồ. Cây trồng trong chậu sẽ thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết, do đó nên bón phân thường xuyên cho cây.
Lộc Vừng có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành, chiết cành.
Cây lộc vừng còn là loại tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an, là một trong bốn loài cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc nên rất thích hợp làm cây phong thủy, làm quà tặng cho các dịp tân gia, khai trương, khánh thành. Lộc vừng nhỏ còn được trồng chậu làm cây cảnh trang trí nội – ngoại thất, văn phòng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.