Kỹ Thuật Trồng Cây Muồng Hoàng Yến
(Kỹ Thuật Trồng Cây Muồng Hoàng Yến)
* Đặc điểm sinh thái
Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka. Muồng hoàng yến thuộc loại cây họ đậu, gốc nhiệt đới, ở nước ta chủ yếu phân bố trong các cánh rừng nửa khô hạn và rừng rụng lá. Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn. Cây con ưa bóng nhẹ. 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thời vụ trồng
Có thể trồng quanh năm nếu điều kiện tưới tiêu và che chắn được
đảm bảo (trồng làm cảnh) hoặc thời vụ tốt nhất là các tháng đầu mùa mưa (với trồng
thành rừng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió, cải tạo đất…).* Phương thức và mật độ trồng
– Loài này có thể trồng thuần loài lấy gỗ hoặc trồng làm cảnh.
– Mật độ trồng.
+ Nếu trồng thành rừng thuần để lấy gỗ thì trồng với khoảng cách ban đầu 1,5 x
1,5m hoặc 2,5 x 2,5m rồi dần dần tỉa thưa.
+ Nếu trồng thành cây cảnh ở đường phố, công viên thì có thể trồng với khoảng
cách cây cách nhau 5-7m.
* Kỹ thuật trồng
– Đào hố: 60x60x60 cm, bố trí hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi
trồng 1 tháng. – Lấp hố bằng lớp đất mặt xung quanh hố, trộn thêm khoảng 10g Supe lân.
Nếu trồng làm cây cảnh hoặc trong các vườn sưu tập cần bón thêm phân chuồng hoai
1kg/1 hố, vun đất heo hình mui rùa. – Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt
cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
* Kỹ thuật chăm sóc
– Chăm sóc 3-4 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 9-10.
+ Hai năm đầu cây sinh trưởng chậm, mỗi năm chỉ cao được 40- 50 cm, hoặc
hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó phải tiến hành phát dọn những cây
xâm chiếm và chèn ép, cây bụi che bóng và cỏ dại.
+ Từ năm thứ 3- 4 trở đi cây sinh trưởng nhanh hơn, chiều cao trung bình có thể
đạt hơn 1m- 1,5m. – Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc,
đường kính rộng 60-80 cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc từ 0,1-0,3 kg phân
NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc cần kết hợp với trồng dặm để đảm bảo
tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để
người và gia súc phá hại. Nếu trồng làm cảnh thì cần chú ý tỉa cành, chăm sóc tán để
tạo dáng đẹp.